Các bài đăng của tác giả GS Trần Thủy Tiên.



Cha Mẹ và Con Cái – Vu Lan

CHA MẸ VÀ CON CÁI

Nhân dịp Lễ Vu Lan, cũng là Ngày Phụ Mẫu của người Việt, vào Rằm Tháng 7 âm lịch, người ta thường nói về bổn phận Làm Con là phải Có Hiếu với Cha Mẹ, vì thông thường:

Cha mẹ nuôi con, biển hồ lai láng,

Con nuôi cha mẹ, tính tháng tính ngày…

Nhưng Phật Giáo rất công bằng. Đức Phật Thích Ca muốn chúng ta phải học và hành cả hai bổn phận: Làm Con và Làm Cha Mẹ, để mối quan hệ hai chiều hỗ trợ nhau, hữu ích, về lý lẫn tình.

Continue reading

Sự Nghịch Lý Của Thời Đại Chúng Ta

Tác giả: Unknown Author

GS Trần Thủy Tiên dịch sang Việt Ngữ

Theo lịch sử, có sự nghịch lý trong thời-đại hiện nay của chúng ta, ở chỗ, ta có những tòa nhà cao hơn nhưng tính bình tĩnh của ta giảm đi; có những xa lộ rộng lớn hơn nhưng quan điểm sống của ta chật hẹp hơn trước. Chúng ta có nhà to hơn nhưng gia đình nhỏ lại với ít người hơn, tăng thêm tiện nghi vật chất nhưng có ít thì giờ để sống thật với chính mình. Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng lại kém ý nghĩa, nhiều kiến thức hơn nhưng ít suy xét, nhiều thuốc trị bệnh hơn nhưng ít lành mạnh. Ta có bội phần của cải vật chất nhưng giá trị con người giảm bớt. Chúng ta đã học cách làm ăn kiếm sống nhưng không học cách sống làm người cho đúng. Chúng ta đã cộng thêm nhiều năm tháng vào cuộc đời mình nhưng không gia tăng cách sống sinh động của mình vào năm tháng. Chúng ta đã làm nhiều việc to tát hơn nhưng không phải những việc tốt đẹp hơn. Chúng ta đã chinh phục vũ trụ nhưng không chiến thắng được thành-kiến cố chấp của riêng mình. Chúng ta đã gia tăng lòng ganh ghét mà ít hiểu biết nhường nhịn. Chúng ta đã học cách hối thúc nhưng không học cách chờ đợi.

Continue reading

Giải Đáp Khó Khăn Trong Cuộc Sống

*Unknown Author

*GS Trần Thủy Tiên dịch sang Việt Ngữ.

☼ GIẢI ĐÁP KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG

1) MƠ ƯỚC cho bạn mục tiêu, giúp bạn khỏi NÓI NHIỀU LỜI VÔ ÍCH.

2) MONG MUỐN mang lại SAY MÊ, giúp bạn khỏi BUỒN CHÁN.

3) CẦU NGUYỆN cho bạn HY VỌNG, giúp bạn khỏi LO LẮNG.

4) KHỞI SỰ LÀM VIỆC mang lại GIAO ƯỚC, giúp bạn khỏi BẤT ĐỘNG.

Continue reading

Chiều Nhạc ở Houston

* Bài viết của Cung Nhật Thành

* GS Trần Thủy Tiên chuyển tiếp

 

Lời Giới Thiệu: Xin hân hạnh giới thiệu một bài viết đặc biệt, ngắn gọn nhưng súc tích, với kiến thức chuyên nghiệp về âm nhạc, của Ông Cung Nhật Thành. Ông viết về một chương trình Âm Nhạc Cổ Điển, do một trường học của Mỹ ở Houston tổ chức, nhằm khuyến khích học sinh học tập và thưởng thức dòng nhạc cổ điển muôn thuở, bao la, bất diệt…

Đã khá lâu rồi, tôi mới có cơ hội tham dự một buổi Trình Diễn Nhạc Cổ Điển, thú vị và tương đối đúng với ý nghĩa âm nhạc, vào Thứ Sáu, ngày 20.9.2013, vừa qua. Chương trình đặc biêt này của Trường MECA (Multicultural Education and Counseling Through Art) ở Houston, Texas, USA, được điều khiển khéo léo bởi M.C. nói Tiếng Anh, Cung Hoàng Kim, Hoa Hậu Toàn Quốc Hoa Kỳ 2013. Nhà trường có mục đích hướng dẫn học sinh Hoa Kỳ bằng nghệ thuật và buổi Chiều Nhạc hôm đó gồm hai phần. Phần trình tấu Tây Ban Cầm Cổ Điển và Violin, và phần trình diễn giọng hát với các ca khúc của nghệ thuật cổ điển. Cầm thủ Tây Ban Cầm (Classical Guitar Performers) có Đặng Nguyên Khôi, Nguyễn Quang Bình, và hai học sinh trẻ, học đàn với NQB là Anthony Trần và Graciela Gonzales. Phần Giọng Hát (Vocal Performance) giúp vui cho chương trình nhạc cổ điển, có ba cô: Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Thủy Tiên, và Đinh Kim Oanh.

Đặng Nguyên Khôi mở đầu chương trình với 3 khúc nhạc của Francisco Tarregar, một bậc thầy đã khai phá và tạo dựng nghệ thuật trình tấu với các phương pháp sư phạm về Tây Ban Cầm, bài Tango, Capricio Arabe và Recuerdos de La Alhambra. Phong cách trình diễn thanh thoát của Nguyên Khôi rất hợp với 3 bài này, nhất là bài Recuerdos de La Alhambra cùng kỹ thuật reo dây (tremolo) nhẹ nhàng truyền cảm.

Mở đầu Phần Thanh Nhạc là bài Dạ Tâm Khúc, do Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã phổ thơ Thanh Tâm Tuyền, với giọng hát chắc chắn dầy dặn của Cô Nguyễn Thị Kim Chi. Cô Trần Thủy Tiên được mời hát bài thứ hai, một ca khúc quen thuộc và lừng danh trên thế giới: Dạ Khúc, tức là Serenade của Franz Schubert, lời Việt do Nguyễn Quang Bình đặt, dựa vào thơ của Trịnh Cung. Cũng Nguyễn Quang Bình là người viết phối âm cho em Đinh Việt (đàn violin), viết phối âm cho Classical Guitar, và chính anh Bình đã đàn phối âm guitar này, chạy nền rất nhuần nhuyễn. Cả hai âm thanh Violin và Guitar này quyện với giọng ca vững vàng, rất truyền cảm của Cô Trần Thủy Tiên, khiến tiếng hát trở nên tha thiết hơn, đúng với tầm vóc cung cách nhạc viện. Giọng hát thứ ba là Đinh Kim Oanh, cao và thanh thoát với bài Nước Non Ngàn Dặm Ra ĐiChiều Về Trên Sông của Phạm Duy. Bài Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi được viết với chất liệu Ngũ Cung thuần túy Đông Phương. Phối âm cả hai bài hát này cho Classical Guitar do Nguyên Khôi viết và tự đàn, nhịp nhàng theo từng câu hát của Cô Kim Oanh.

Nguyễn Quang Bình, người phụ trách môn Classical Guitar tại trường M.E.C.A. ở Houston, trình diễn các kỹ thuật của guitar xuyên qua 3 tác phẩm quen thuôc  Sakura, dân ca Nhật, Judea của Luis Maracilla, và Gran Jota, vũ khúc Tây Ban Nha, là tác phẩm “kinh điển” nổi tiếng của Tarraga. Tiếp theo, âm nhạc dân gian Nam Mỹ với tính cách nồng nhiệt say đắm, được Nguyễn Quang Bình giới thiệu qua bài Prelude số 1 và Etude số 11 của nhà soạn nhạc Brazil, Heitor Villa-Lobos.

Kết thúc Chiều Nhạc Houston đầy mưa gió, có cả nước lũ (flooding) trên đường lái xe đi, ngập nước, suốt 4 giờ đồng hồ, từ Dallas đến Houston, là phần song tấu và tam tấu Guitar cổ điển, với tác phẩm La Valsa của Ferdinando Carulli, Mazurka của F. Tarrega, đặc sắc nhất là khúc nhạc bất hủ Marcia Turca của Mozart. Cả ba bài này đều do Nguyễn Quang Bình soạn phối âm cho Guitar, cùng trình diễn với hai môn sinh đầy triển vọng là Anthony Trần và Graciela Gonzales.

Hy vọng Âm Nhạc Cổ Điển mang lại một tinh thần phóng khoáng cho những tâm hồn rộng mở yêu thương, những người biết chơi nhạc và nghe nhạc, cũng cần biết cư xử trung hậu và tín nghĩa với nhau, nhất là khi được may mắn sống trong không khí tự do. Xin mượn câu nói đúng nghĩa của Nina Simone để kết thúc bài viết ngắn, hôm nay:I had spent many years pursuing excellence, because that is what classical music is all about… Now it was dedicated to Freedom, and that was far more important.

Viết cho Buổi Nhạc Cổ Điển ở Houston, TX, Ngày 20.9.2013.

Cung Nhật Thành


Chiều Nhạc Houston, Ngày 20.9.2013.

{jcomments on}